Đẩy mạnh phát triển, quảng bá thương hiệu nông sản
Bên cạnh việc xây dựng nhãn hiệu, công tác phát triển và quảng bá nhãn hiệu là yếu tố quan trọng trong phát huy giá trị của thương hiệu, nhằm từng bước ổn định đầu ra cho sản phẩm.

 

  Các sản phẩm nông sản của tỉnh thường xuyên được giới thiệu tại các hội nghị, hội thảo lớn trong và ngoài tỉnh

Trong những năm qua, công tác phát triển, quảng bá sản phẩm có thương hiệu đã được các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh quan tâm và phối hợp chặt chẽ như: Đầu tư cải tạo, nâng cao chất lượng giống; ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, có sức cạnh tranh trên thị trường; hỗ trợ các hợp tác xã, tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản an toàn; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm… Hỗ trợ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

Bên cạnh đó, để duy trì và phát triển nhãn hiệu, các doanh nghiệp, hợp tác xã được hỗ trợ và tạo điều kiện tham gia nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư, hội chợ xúc tiến thương mại, du lịch; các hội chợ triển lãm giới thiệu, quảng bá sản phẩm, chuỗi nông sản an toàn của tỉnh Sơn La với các tỉnh bạn; giới thiệu, quảng bá sản phẩm chuỗi nông sản an toàn tại các phiên chợ, hội chợ trong và ngoài tỉnh.

Với đặc thù, là tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống trên địa bàn, việc công bố các văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm được gắn với các lễ hội của các dân tộc tại từng huyện, do đó mang hiệu ứng rất tốt và mạnh trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm mang nhãn hiệu được bảo hộ tới người tiêu dùng. Để phát huy lợi thế và tiềm năng sẵn có trong sản xuất nông nghiệp, một số các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm đã gắn việc quảng bá sản phẩm với du lịch canh nông, trải nghiệm như: Du lịch đồng chè Shan Tuyết Mộc Châu gắn với ẩm thực uống chè, hái chè..; du lịch lòng hồ Sông Đà gắn với ẩm thực cá sông Đà, nuôi cá trên lòng hồ sông Đà...; xây dựng các khu nghỉ ngơi, ẩm thực, trải nghiệm hái chè, sản xuất chè Olong tại doanh nghiệp Mộc Sương...

Các sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, diện tích được mở rộng, sản lượng tăng đáng kể nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ, đến năm 2020: diện tích cây trồng áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và các tiêu chuẩn tương đương đạt 17.538 ha; sản lượng cá sản xuất áp dụng VietGap hoặc các Gap khác đạt 2.777 tấn/năm; sản lượng mật ong sản xuất áp dụng VietGap hoặc Gap khác đạt 364 lít/năm (số liệu theo báo cáo kết quả phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2020; nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn năm 2021).

Thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, các sản phẩm có thương hiệu tiêu thụ tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích như: Big C,Co.op Mart,MM Mega Market… mở rộng nhiều cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông sản của tỉnh ra thị trường ngoài nước. Năm 2020 thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông sản gồm: Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Đài Loan, UAE… tổng sản lượng nông sản xuất khẩu: 108.483,4 tấn. Trong đó: Quả các loại 21.077,40 tấn (trong đó: Nhãn: 7.475,2 tấn; Xoài:7.816,2 tấn; Chanh leo: 2.000 tấn; Chuối: 3.500 tấn; mận hậu: 264 tấn; Thanh long: 22 tấn).

Như Thủy

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1