Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030
Ngày 14/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1246/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030.

HIV/AIDS là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và sự phát triển của đất nước. Việt Nam, tính đến tháng 6 năm 2020 có khoảng 250.000 người hiện nhiễm HIV, có trên 100.000 người nhiễm HIV đã tử vong, 100% tỉnh, thành phố và 98% số quận, huyện đã phát hiện người nhiễm HIV. Thời gian qua, các bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Chiến lược và đạt được nhiều kết quả như: Mở rộng và đổi mới các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm hại và dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ người có hành vi nguy cơ cao được tiếp cận dịch vụ sự phòng lây nhiễm HIV đạt 80%; Mở rộng và đa dạng hóa các loại hình tư vấn xét nghiệm HIV; Đẩy mạnh xét nghiệm HIV dựa vào cộng đồng, tự xét nghiệm;…Cụ thể, số người nhiễm HIV được phát hiện mới đạt mức 1.000 trường hợp/năm vào năm 2030; Tỷ lệ người nhiễm HIV tử vong liên quan đến HIV dưới 1,0/100.000 dân vào năm 2030; Tỷ lệ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con xuống dưới 2% vào năm 2030; Phấn đấu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế; Tỷ lệ thanh niên từ 15 đến 24 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2030; …

Tuy nhiên, tình hình dịch HIV/AIDS vẫn diễn biến phức tạp. HIV/AIDS vẫn đang là vấn đề sức khỏe cộng đồng đáng quan ngại. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy còn ở mức trên 10%; tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) tăng nhanh trong những năm gần đây. Mỗi năm vẫn có khoảng 10.000 trường hợp nhiễm HIV đưc phát hiện mới, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con trong cộng đồng vẫn còn ở mức 6%. Bên cạnh đó, các nguồn viện trợ quốc tế cắt giảm, thay đổi tổ chức phòng, chống HIV/AIDS ở các tuyến, một số địa phương chưa quan tâm đến công tác phòng, chống HIV/AIDS là những thách thức lớn đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS. Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để có thể chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 với mục tiêu số người nhiễm HIV mới giảm dưới 1.000 trường hợp/năm vào năm 2030 và HIV/AIDS không còn là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại của mỗi cá nhân, mỗi gia đình và của cộng đồng, do vậy cần có Chiến lược quc gia phòng, chng HIV/AIDS mới phù hợp và được tổ chức triển khai toàn diện, hiệu quả.

Chính phủ nhận định HIV/AIDS là dịch bệnh nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe, tính mạng của con người và phát triển kinh tế - xã hội. Phòng, chống HIV/AIDS là nhiệm vụ quan trọng, cần có sự phối hợp của các cấp ủy Đảng, các bộ, ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp và là trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi cộng đồng. Do vậy quan điểm chỉ đạo của Chính phủ đó là: Phòng, chống HIV/AIDS phải dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền con người, không kỳ thị, phân biệt đi xử với người nhiễm HIV, chú trọng đến phụ nữ, trẻ em, các nhóm đối tượng dễ bị lây nhiễm HIV, đồng bào dân tộc ít người và người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới; Bảo đảm thực hiện cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS; Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế và các biện pháp xã hội trong phòng, chống HIV/AIDS trên nguyên tắc phối hợp dự phòng với chăm sóc, điều trị HIV/AIDS toàn diện; Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đẩy mạnh huy động các nguồn lực khác cho công tác phòng, chống HIV/AIDS. Các tỉnh, thành phố chủ động bố trí nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương… Với mục tiêu chung nhằm đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để giảm số người mới nhiễm HIV và tử vong liên quan AIDS, chấm dứt dịch AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, nhiệm vụ cụ thể của Chiến lược bao gồm: Nghiên cứu, xây dựng các chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS; Huy động mọi nguồn lực và sự tham gia của cơ quan, tổ chức, đơn vị và cộng đồng vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS; Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS tới mọi đối tượng;…Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Chi tiết xem văn bản tại đây: 

Ánh Nguyệt (CTV)

 

Họ tên no image
no image
Tiêu đề no image
Nội dung no image
Mã kiểm tra no image
1 2 3 4 5  ... 
Video tuyên truyền nông thôn mới
THÔNG TIN TRA CỨU

image advertisement

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1